NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG - TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

238 15/09/2023 09:07 SA ADMIN

NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

1. Mục tiêu chung:

- Trang bị cho người học: Kiến thức thực tế và lý thuyết  trong phạm vi nghề Điện dân dụng, công nghiệp; Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp; Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của nghề Điện;

- Trang bị cho người học: Kỹ năng nhận thức, sáng tạo để xác định, phân tích, đánh giá trong phạm vi rộng; Kỹ năng thực hành nghề nghiệp để giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi nghề Điện; Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;

- Người học sau khi tốt nghiệp đạt năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức

- Trình bày được khái niệm cơ bản, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị điện sử dụng trong nghề Điện dân dụng;

- Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện dân dụng;

- Biết được các loại vật liệu cách điện, dẫn điện dùng trong khí cụ điện;

- Các tiêu chuẩn, ký hiệu điện, các nguyên tắc vẽ sơ đồ điện, các loại sơ đồ nguyên lý, sơ đồ vị trí, sơ đồ nối dây...các khái niệm về hệ thống tủ điện phân phối; nhận biết các ký hiệu ghi chú bằng thuật ngữ chuyên ngành;

- Biết được các ký hiệu, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chủng loại, tính năng, hình dáng khí cụ điện trong tủ phân phối, hình dáng các khí cụ điện đóng cắt;

- Biết được chủng loại, kết cấu ngoài, nguyên lý, các thông số định mức của các loại thiết bị điện gia dụng;

- Biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, thông số kỹ thuật, tình trạng hoạt động của các loại động cơ điện, phương pháp phát hiện sự cố và sửa chữa;

- Phương pháp đấu nối động cơ, phương pháp đảo chiều quay động cơ.

- Phương pháp kết nối dây mạch điều khiển, mạch động lực. Phương pháp kiểm tra không điện mạch điều khiển và động lực. Nguyên tắc thao tác mạch, vận hành mạch, kiểm tra các phần tử tín hiệu bảo vệ và phát hiện sự cố;

- Phương pháp lắp đặt hộp nối dây, phương pháp  đi dây trong ống và phương pháp lắp đặt ống;

- Các khái niệm chung về hệ thống cung cấp điện và phụ kiện đường dây. Các loại bản vẽ, sơ đồ hệ thống cung cấp điện;

- Các khái niệm chung về hệ thống bù hệ số công suất, các loại bản vẽ, sơ đồ về hệ thống bù hệ số công suất;

- Qui trình lắp đặt trạm, lắp dựng trụ điện, lắp đặt phụ kiện đường dây và  tụ bù, qui trình bảo trì mạng điện;

- Qui trình lắp đặt đường dây điện ngầm, lắp đặt tủ điện phân phối, lắp đặt thiết bị tiếp đất và hệ thống chống sét;

- Các khái niệm, sơ đồ, bản vẽ về hệ thống tiếp đất, đo điện trở tiếp đất, đo điện trở cách điện, đo thông mạch, đo chạm vỏ...;

- Biết được cấu tạo, số ngõ vào, ngõ ra dạng có tiếp điểm hoặc không có tiếp điểm của các loại PLC, cách kết nối, các biện pháp bảo vệ tương ứng với các loại ngõ ra;

- Qui trình lắp đặt tất cả các thiết bị máy lạnh dân dụng

- Hiểu rỏ nguyên lý làm việc của máy lạnh dân dụng

- Qui trình sửa các lỗi liên quan đến máy lạnh dân dụng

Về kỹ năng

- Xác định đúng các vị trí trên bản vẽ; nhận biết chính xác các ký hiệu điện, ký hiệu mặt bằng, ký hiệu cơ khí; thống kê đầy đủ số liệu, chủng loại, số lượng thiết bị của các bản vẽ;

- Phân tích, quan sát, đối chiếu chính xác hiện trường với bản vẽ; lập kế hoạch thực hiện công việc;

- Nhận biết và xác định được chất lượng của các khí cụ điện, vật tư, thiết bị; sửa chữa nhanh chóng, đúng yêu cầu các loại khí cụ điện;

- Sử dụng đúng các dụng cụ đo lường điện;

- Sử dụng, kết nối các thiết bị ngoại vi với các loại PLC;

- Sử dụng đúng thiết bị chuyên dùng; lắp đặt phụ kiện đường dây nhanh chóng và chính xác;

- Sử dụng bộ đồ nghề thợ điện và dụng cụ cơ khí cầm tay đúng theo yêu cầu;

- Phương pháp kiểm tra, phán đoán, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ, tụ điện;

- Thực hiện các thủ tục hành chính và các qui định kỹ thuật về bàn giao công việc; An toàn cho người và thiết bị;

- Thực hiên các kỹ năng nhận thức, sáng tạo để xác định, phân tích, đánh giá trong phạm vi rộng;

- Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Tự học tập nâng cao trình độ theo đúng chuyên ngành;

+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;

+ Thực hiện một số công việc có tính thường xuyên, tự chủ tương đối trong môi trường quen thuộc;

+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

+ Làm việc trong môi trường không quen thuộc với chỉ dẫn của người hướng dẫn;

+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ đã định sẵn;

+ Tự đánh giá và đánh giá công việc với sự giúp đỡ của người hướng dẫn;

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các công việc vận hành, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các doanh nghiệp nhà máy, xí nghiệp;

- Làm việc với vai trò người thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, công ty tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống điện, các nhà máy điện, công ty truyền tải và phân phối điện;

- Làm việc trực tiếp ở các cơ quan quản lý, kinh doanh hoặc có liên quan đến lĩnh vực thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện và tự động hóa;

- Có khả năng tự tạo việc làm.

4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề điện công nghiệp và dân dụng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

5. Nội dung chương trình

Mã môn học

Tên môn học

Số tín chỉ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

I

Các môn học, mô-đun chung

12

255

94

147

14

 

MH01

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

 

MH02

Pháp luật

1

15

9

4

2

 

MH03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

 

MH04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

21

22

2

 

MH05

Tin học

2

45

15

28

2

 

MH06

Tiếng Anh

4

90

30

56

4

 

II

Các môn học, mô-đun chuyên ngành

45

930

275

605

50

 

1

Môn học, mô-đun cơ sở

17

300

91

191

18

 

MH07

An toàn điện

2

30

9

19

2

 

MH08

Mạch điện

2

45

14

29

2

 

MH09

Khí cụ điện

2

30

9

19

2

 

MH10

Vật liệu điện

2

30

9

19

2

 

MH11

Vẽ điện

2

30

9

19

2

 

MH12

Đo lường điện

2

30

9

19

2

 

MĐ13

Thiết bị điện gia dụng

2

45

14

29

2

 

MH14

Điện tử cơ bản

3

60

18

38

4

 

2

Môn học, mô-đun chuyên môn

28

630

184

414

32

 

MĐ15

Máy điện

5

120

36

78

6

 

MĐ16

Hệ thống ĐHKK cục bộ

5

120

30

84

6

 

MH17

Cung cấp điện

2

60

18

38

4

 

MĐ18

Trang bị điện

5

120

36

78

6

 

MĐ19

Kỹ thuật lắp đặt điện

4

90

27

59

4

 

MH20

PLC cơ bản

2

45

14

29

2

 

MĐ21

Điều khiển khí nén

4

75

23

48

4

 

III

Thực tập tốt nghiệp

8

320

0

320

0

 

MĐ22

Thực tập tốt nghiệp

8

320

0

320

0

 

TỔNG CỘNG

65

1505

369

1072

64